Home »
» 13 cách tối ưu hoá Sitemap website hiệu quả cho SEO
13 cách tối ưu hoá Sitemap website hiệu quả cho SEO
Thành công với chiến lược SEO thì không thể bỏ qua tạo Sitemap cho website. Bởi vì sao?
Tần suất mỗi trang được cập nhật
Khi trang được thay đổi lần cuối
Các trang quan trọng có liên quan như thế nào
Sitemap đặc biệt quan trọng đối với website:
Nó bao gồm nhiều nội dung lưu trữ không được liên kết với nhau.
Hoặc thiếu liên kết ngoài
Có hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn trang
Đúng như tên gọi sitemap, những file này cung cấp cho công cụ tìm kiếm “bản đồ” của trang web để giúp khám phá và lập chỉ mục các trang quan trọng nhất.Ở bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến độc giả một số mẹo quan trọng nhất bạn cần biết để tạo và tối ưu hóa sitemap cho các công cụ tìm kiếm và khách truy cập.
1. Sử dụng công cụ và Plugin để tạo Sitemap tự động cho website
Một trong những plugin tạo sitemap tự động và hiệu quả cho những website sử dụng WordPress là Google XML Sitemaps. Nếu những website WordPress đang sử dụng plugin SEO của Yoast thì bạn có thể bật tính năng sitemap có sẵn trên plugin này.
Nếu không dùng Plugin, bạn có thể tự tạo sitemap bằng cách làm theo cấu trúc mã web XML. Về mặt kỹ thuật, sitemap của bạn không cần phải theo định dạng xml.
Tuy nhiên để tạo thuộc tính hreflang, bạn cần phải tạo một sitemap hoàn chỉnh. Bạn có thể vào Google và Bing để biết thêm thông tin chi tiết về tạo Sitemap.
2. Đưa Sitemap của website lên Google
Bạn có thể gửi sitemap của website lên Google thông qua Google Search Console. Từ Dashboard, click vào Crawl > Sitemaps > Add Test Sitemap.
Kiểm tra sitemap và xem trước kết quả trước khi click vào Submit Sitemap để tìm hiểu và ngăn chặn những lỗi có thể xảy ra.
Khi bạn gửi sitemap lên Google thì không đảm bảo là tất cả các trang sẽ được lập chỉ mục. Ưu điểm của nó là:
Giúp Google hiểu sơ đồ của trang web
Khám phá ra những lỗi bạn có thể sửa để đảm bảo trang được lập chỉ mục đúng cách.
3. Ưu tiên những trang có chất lượng cao trong Sitemap
Khi nói đến xếp hạng, thì chất lượng tổng thể trang web là một yếu tố quan trọng.
Nếu Sitemap dẫn đến những trang có chất lượng thấp, thì các công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá và hiểu những trang đó không phải là những trang mà khách muốn truy cập. Và chất lượng trang web tổng thể bị ảnh hưởng và xếp hạng website.
Sitemap cố gắng hướng những trang chất lượng thấp đến những trang quan trọng trên website. Lý tưởng nhất là những trang:
Được tối ưu hoá cao
Có hình ảnh và Video
Có nhiều nội dung độc đáo
Được người dùng bình luận và đánh giá
4. Cô lập những chỉ mục có vấn đề
Google có thể không lập chỉ mục tất cả các trang trên website của bạn, và không cho bạn biết trang nào có vấn đề và vấn đề là gì.
Ví dụ: Bạn gửi 20,000 trang lên Google, nhưng chỉ có 15,000 trang được lập chỉ mục, thì 5,000 trang còn lại bạn không biết nó bị vấn đề gì.
Đặt biệt điều này hay xảy ra với những trang web thương mại điện tử lớn khi có nhiều trang cho các sản phẩm giống nhau.
Khi bạn đã hiểu được vấn đề, bạn có thể khắc phục sự cố bằng cách đặt các trang đó thành “noindex”, để chúng không làm giảm chất lượng tổng thể của website.
5. Bao gồm phiên bản Canonical URL trên Sitemap
Khi bạn có nhiều trang rất giống nhau. Ví dụ như những trang sản phẩm có các màu khác nhau của cùng một sản phẩm thì bạn nên sử dụng thẻ “link rel=canonical” để nói cho Google rằng trang nào là trang chính để thu thập thông tin và lập chỉ mục.
6. Sử dụng thẻ Robot Meta trong Robots.txt bất cứ khi nào có thể
Khi bạn nhận thấy rằng Google đang thu thập lại và lập chỉ mục các trang tương đối không quan trọng (Ví dụ: các trang sản phẩm riêng lẻ), thì bạn có thể sử dụng robots.txt để chặn Google lập chỉ mục những trang này.
7. Không bỏ những “URL noindex” vào Sitemap
Sẽ là một sai lầm nếu bạn gửi Sitemap lên Google, và trong sitemap có chứa những trang ‘noindex’. Điều này đồng nghĩa với việc bạn nói Google là chỉ lập chỉ mục cho trang này và không lập chỉ mục cho trang kia. Điều này nó thiếu tính nhất quán.
8. Tạo XML Sitemap động cho website lớn
Đối với những website lớn, bạn nên xem xét chuyển sang dùng XML Sitemap động cho website. Để xem cách tạo như thế nào bạn có thể tham khảo bài viết trên digitalexaminer tại đây (ngôn ngữ bài viết là tiếng anh).
9. Sử dụng XML Sitemaps và nguồn cấp dữ liệu RSS/Atom
Nguồn cấp dữ liệu RSS/Atom sẽ thông báo cho các công cụ tìm kiếm khi bạn cập nhật hoặc thêm nội dung mới cho trang web.
Google luôn khuyến cáo sử dụng sitemap và nguồn cấp dữ liệu RSS/Atom để giúp các công cụ tìm kiếm hiểu trang nào nên được lập chỉ mục và cập nhật.
10. Chỉ cập nhật thời gian sửa đổi khi bạn có thay đổi đáng kể
Bạn không nên cố đánh lừa các công cụ tìm kiếm vào việc lập chỉ mục bằng cách cập nhật thời gian sửa đổi của bạn mà không thực hiện bất kỳ sửa đổi đáng kể nào trong trang.
11. Đừng lo lắng quá nhiều về thiết lập ưu tiên
Với một vài Sitemap có cột “ưu tiên” để nói cho công cụ tìm kiếm trang nào là quan trọng nhất.
Tuy nhiên, năm ngoái kỹ sư Gary Illyes của Google thông báo trên Twitter rằng Googlebot bỏ qua các cài đặt ưu tiên khi thu thập dữ liệu.
12. Giảm kích thước file nhỏ nhất có thể
Google và Bing đều tăng kích thước tập tin sitemap từ 10MB lên 50MB vào năm 2016. Nhưng vẫn giữ nguyên sơ đồ sitemap và ưu tiên các trang đích chính. Tạo kích thước file sitemap nhỏ nhất có thể và đặt trên máy chủ website của bạn.
13. Tạo nhiều sitemap nếu website có hơn 50,000 URL
Bạn nên giới hạn 50,000 URL trên mỗi sitemap
50,000 URL trên mỗi sitemap là thật sự quá đủ cho phần lớn các website, tuy nhiên có những trang cần tạo nhiều sitemap.
Kết luận
Đó là 13 cách tối ưu hóa Sitemap website trong SEO phổ biến và hiệu quả nhất. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này sẽ giúp cho các bạn có thêm một chiến lược mới trong công việc SEO của mình.
Chúc các thành công!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét