This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Tìm hiểu về Dofollow và Nofollow link: Kiến thức SEO cơ bản

Bất cứ khi nào chúng tôi nói về việc tối ưu hóa SEO, một số các từ ngữ phổ biến là noindex, doindex, nofollow, dofollow, meta robots và tương tự như vậy. Tất cả các từ trên đều quan trọng như nhau khi xét về SEO. trong bài đăng này, tôi sẽ giải thích về Dofollow và Nofollow. Đặc biệt là cho những người mới bắt đầu với SEO và những ai còn chưa rõ về Dofollow và Nofollow, bài đăng này sẽ có thể hữu ích.

Bạn có biết rằng?

Nofollow là một giá trị thuộc tính HTML được sử dụng để hướng dẫn các bots của công cụ tìm kiếm rằng hyperlink không ảnh hưởng thứ hạng của link mục tiêu trong index của công cụ tìm kiếm.
Nó làm giảm đi tính hiệu quả của những thứ spam công cụ tìm kiếm nhất định, bằng cách nàyy sẽ cải thiện chất lượng của các kết quả tìm kiếm và ngăn chặn việc spamdexing không diễn ra ngay từ lúc đầu. Đây là một phạm trù được giới thiệu bởi Matt Cutts và Jason Shellen(kĩ sư nổi tiếng của Google) trong năm 2005.

Sự khác biệt giữa Dofollow và Nofollow

Các thuộc tính Nofollow links không cho phép các bots của search engines đi theo link. Điều đó có nghĩa là nếu chủ một website liên kết lại đến bạn với các thuộc tính nofollow, nó sẽ không vượt qua được link juice. Chỉ khi đối tượng là người mới có thể theo dõi các links đó. Mặc dù một thời gian trở lại trước, Google đã nói rõ rằng họ không cân nhắc các thuộc tính nofollow link nhưng weightage của những links như vậy thực sự rất ít. Mặc dù vậy, vẫn tốt sử dụng thuộc tính nofollow link cho những link như vậy, khi bạn không muốn vượt link-juice.
Ví dụ về Nofollow link:
<a href=”http://www.google.com/”rel=”nofollow”>Google</a>
Dofollow links cho phép Google (tất cả các search engine) đi theo chúng và đến các website. Hãy đưa chúng tôi link juice và một backlink. Nếu một webmaster liên kết lại đến bạn với đường link này, cả công cụ tìm kiếm và con người sẽ có thể đi theoi bạn. Cách tốt nhất để cho dofollow một ai đó là cho phép các từ khóa trong anchor text. Điều này có nghĩa là bạn đang liên kết đến bất cứ website hoặc trang nào, sử dụng các từ khóa mục tiêu như là anchor text.
Ví dụ về Dofollow link:
<a href=”http://www.google.com/”>Google<a/>
*Ghi chú: theo mặc định, tất cả các hyperlinks đều dofollow. Vì vậy, bạn không cần phải làm bất cứ điều gì cả khi muốn tạo ra một link dofollow.
Ghi chú quan trọng:
Gần đây, Google đã nói rằng họ sẽ vẫn coi nofollow link là một link hướng ngoài xét về mặt thứ hạng từ trang của bạn. Mặc dù một lần nữa nó cũng phụ thuộc vào nơi mà nofollow link được đặt. Việc đặt một nofollow link tại phần cuối trang có ảnh hưởng nhất, và khi nó được đặt tại đầu trang, thì nó mới ảnh hưởng chút ít.
Các loại Nofollow:
  • Robots Meta Tag: < tên meta=”robots” content=”nofollow”/>
Điều này nói cho các bots/crawlers/spiders không được đi theo các links trên trang đầy đủ.
  • Link Attribute: <a href=”http://www.google.com”rel=”nofollow”>
Điều này yêu cầu các search engines không xét đến đường link trong phạm trù về thứ hạng các trang.
Mẹo nhanh: hãy cố giữ cho thuộc tính nofollow cho trang giống như liên lạc và thuộc tính nofollow cho các affiliate link trong các bài đăng trên blog của bạn. Nếu bạn đang liên kết đến bất cứ spam website nào vì lý do nào đó, hãy sử dụng thuộc tính nofollow link.
Hãy cho tôi biết nếu bạn có các câu hỏi liên quan đến những điều cơ bản về Dofollow và Nofollow, và đừng quên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích về thủ thuật WordPress, SEO, Marketing, ebook hay.. !

Google đang crawling và indexing những gì?

SEO như một biển rộng lớn và sâu thẳm. Để hiểu được SEO, chúng ta nên biết đến một số các khái niệm SEO. Crawling và Indexing là hai khái niệm trong đó.

Thứ hạng Website có chịu ảnh hưởng của thời gian tải trang không?

Một vài tháng trước, đội ngũ Google webmaster đã cho hay rằng họ sẽ bắt đầu việc xếp hạng trang web dựa trên thời gian tải trang. Các websites mà tốn quá nhiều thời gian để tải sẽ mang lại trải nghiệm không tốt cho người dùng và Google đang cân nhắc yếu tố này một cách nghiêm túc.
Ngoài những thông số như meta title, meta description,v..v… Google sẽ còn cân nhắc về thời gian tải trang như một trong những yếu tố quan trọng nhất để công cụ tìm kiếm xếp hạng website.

Thời gian tải trang có ảnh hưởng đến thứ hạng của trang web bạn ko?

Trong một bài đăng blog chính thức, đội ngũ Google đã xác nhận rằng họ đã bắt đầu thực hiện điều này, mặc dù số lượng các websites bị ảnh hưởng bởi điều này là rất nhỏ.
Đây là khẳng định chính thức từ Google blog:
Gần đây, ít hơn 1% các truy vấn tìm kiếm bị ảnh hưởng bởi tốc độ trang khi chúng tôi bắt đầu và tốc độ trang chỉ áp dụng cho các visitors tìm kiếm bằng tiếng Anh trên Google.com tại thời điểm này. Chúng tôi đã ra mắt thay đổi này từ một vài tuần trước khi thực hiện kiểm tra nghiêm ngặt. Nếu bạn chưa thấy có nhiều thay đổi đến thứ hạng trang của mình, thì việc thay đổi liên quan đến tốc độ trang này có thể không hề ảnh hưởng đến bạn.
Theo ý kiến của tôi, chỉ tiêu mới để xếp hạng trang này là một bước tiến tốt. Các trang web với thời gian tải ngắn sẽ đưa đến một trải nghiệm người dùng tốt hơn. Hơn nữa, điều này cũng sẽ khiến cho các webmaster lười biếng trở nên nghiêm túc hơn về việc cập nhật trang web của họ.
Nếu bạn đang sử dụng WordPress, sẽ dễ dàng cho bạn hơn để khiến trang của mình tải nhanh hơn với sự giúp đỡ của các plugins. Trước khi tôi chia sẻ một số mẹo để làm cho trang wordpress tải nhanh hơn, đây là một vài bài đăng (mà bạn nên mở ra trong một tab mới) để giúp bạn biết được nhiều hơn về việc cải thiện thời gian tải trang cho website.
Giờ khi Google đang xếp hạng dựa trên tốc độ tải trang, rất nhiều các webmasters sẽ phải bắt đầu việc tối ưu hóa các trang của họ. Đoc bài 8 Cách Tối Ưu Hóa Tốc Độ Cho WordPress để áp dụng nhé.
Dưới đây là một vài điều mà bạn có thể làm để tối ưu hóa thời gian tải trang website:

CSS Sprites

CSS Sprites là một công nghệ chuyển đổi nhiều hình ảnh khác nhau thành một hình ảnh lớn. Điều này sẽ giúp giảm số lượng các kết nối cùng một lúc và website sẽ tải nhanh hơn. Bạn có thể
đọc thêm về CSS Sprites tại đây.

Cài đặt plugin caching

Bằng việc cài đặt plugin caching bạn có thể làm trang của mình tải nhanh hơn.
Yêu cầu sẽ được đưa trực tiếp từ một trang được lưu trước đó trên web host của bạn, như vậy sẽ giảm được việc tải từ máy chủ và đưa lên trang của bạn ngay lập tức. Nếu bạn đang sử dụng
WordPress, hãy dùng plugin Super Cache của WordPress hoặc W3 Total Cache.

Giảm kích thước các hình ảnh của bạn

Một cách nhanh chóng khác để tăng tốc thời gian tải cho trang là giảm đi kích thước các hình ảnh. Bạn nên sử dụng các công cụ nén hình ảnh mà không làm giảm đi chất lượng của chúng. Hãy đọc bài viết Làm Thế Nào Để Tối Ưu Hình Ảnh Cho Web nếu bạn chưa biết cách nhé
(một công cụ như vậy bạn có thể sử dụng trên WordPress blog của mình là Smush.it).

Hosting (Máy chủ )

Web hosting cũng đóng một vai trò quan trọng trong thời gian tải website của bạn.
Nếu (hosting) máy chủ của bạn là một hệ thống chậm chập, có khả năng là website đó cũng sẽ tốn rất nhiều thời gian để tải.
Đừng sử dụng web-hosting không đủ mạnh và hãy đảm bảo rằng hosting bạn đang sử dụng có thể tương thích một cách đầy đủ với tất cả các công nghệ mà bạn đang sử dụng.
Nếu bạn đang blogging với WordPress, thì tôi khuyên bạn nên sử dụng Bluehost để host trang WordPress của mình. Họ chính thức được khuyên dùng bởi WordPress và là một trong những plugin tốt nhất và đơn giản nhất để sử dụng các web hosts. Bạn có thể tham khảo qua hướng dẫn này để biết thêm được về cách di chuyển trang của bạn đến Bluehost. Nếu bạn đang lên kế hoạch bắt đầu một blog, đây là một Đánh giá Bluehost Hosting: Khuyên dùng bởi WordPress.org
Giờ thì bạn đã biết Google đang xếp hạng các websites dựa trên thời gian tải, trang của bạn chống đỡ tốt như thế nào? Bạn đang làm gì để làm cho trang của mình tải nhanh hơn? Thêm nữa, bạn có nghĩ là điều này sẽ cải thiện được trải nghiệm người dùng tổng thể của internet không? Hãy cho tôi biết suy nghĩ của bạn trong phần bình luận bên dưới nhé!

Làm thế nào để ẩn đi một trang WordPress khỏi Google Search

Gần đây, một trong các độc giả của chúng tôi đã hỏi rằng liệu việc ẩn trang WordPress khỏi Google có khả thi không? Thi thoảng bạn có thể cần phải ẩn đi một trang khỏi Google để bảo vệ sự riêng tư của mình hoặc tránh khỏi những người dùng không mong muốn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách làm thế nào để ẩn trang WordPress khỏi Google mà không làm ảnh hưởng đến tổng thể SEO của trang bạn.

Ẩn đi một bài đăng hoặc ẩn trang WordPress khỏi Google

Các công cụ tìm kiếm như Google cho phép các chủ website loại trừ nội dung khỏi các kết quả tìm kiếm. Bạn có thể thực hiện điều này bằng việc sử dụng file robots.txt của trang bạn hoặc sử dụng HTML meta tags.
Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách thực hiện việc này trên WordPress với việc sử dụng hai phương pháp. Bạn có thể chọn một phương pháp mà có hiệu quả nhất đối với mình.
Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách làm thế nào để bảo vệ các bài đăng và các trang với mật khẩu trong WordPress. Nếu bạn không muốn sử dụng hai phương pháp đầu tiên bên trên, thì cách tiếp cận này sẽ cho phép bạn kiểm soát được khả năng nhìn thấy của các bài đăng và trang cho tất cả người dùng.

Phương pháp 1: ẩn  trang WordPress khỏi các công cụ tìm kiếm với việc sử dụng Yoast SEO

Phương pháp này đơn giản hơn và được khuyến nghị cho những ai mới bắt đầu.
Điều đầu tiên bạn cần làm là cài đặt và kích hoạt Yoast SEO plugin. Để có nhiều thông tin hơn, hãy tham khảo hướng dẫn từng bước của chúng tôi  Làm Thế Nào Để Cài Đặt Plugin Trên WordPress.
Tiếp theo, bạn cần phải chỉnh sửa bài đăng hoặc trang mà bạn muốn ẩn đi khỏi các công cụ tìm kiếm. Hãy kéo xuống đến Yoast SEO meta box bên dưới post editor và nhấp chuột vào nút advanced settings.
Các lựa chọn cài đặt nâng cao sẽ cho phép bạn thêm các meta tag robots đến các bài đăng hoặc trang blog của bạn. Với việc sử dụng robots meta tag, bạn sẽ có thể yêu cầu các công cụ tìm kiếm không chỉ định hoặc follow một trang.
Đầu tiên bạn cần phải chọn “noindex” từ menu thả xuống bên cạnh lựa chọn “meta robots index”. Sau đó, hãy nhấp chuột vào “nofollow” bên cạnh lựa chọn “Meta robots folow”. Đọc thêm bài Tìm hiểu về Dofollow và Nofollow link: Kiến thức SEO cơ bản
Bạn giờ có thể lưu lại/publish bài đăng hoặc trang của mình rồi.
Yoast SEO giờ sẽ thêm dòng code này vào bài đăng hoặc trang của bạn:
1
&lt;meta name="robots" content="noindex,nofollow"/&gt;
Dòng code này đơn giản sẽ yêu cầu các công cụ tìm kiếm không follow hoặc chỉ định trang này.

Phương pháp 2: Ẩn trang WordPress khỏi các công cụ tìm kiếm với việc sử dụng file robots.txt

Phương pháp này sẽ yêu cầu bạn phải chỉnh sửa file robots.txt. Việc thêm vào các hướng dẫn không chính xác trong file này có thể dẫn đến các ảnh hưởng bất lợi đến SEO của trang bạn, đó là lý do tại sao nó lại không được khuyên dùng cho các người dùng mới bắt đầu.
File robots.txt là một configuration file mà bạn có thể thêm vào root directory trong trang WordPress của bạn. Nó cho phép một website có thể cung cấp các chỉ dẫn cho các bots của công cụ tìm kiếm, và sau đó là tên robtos.txt.
Để có nhiều thông tin hơn, hãy tham khảo hướng dẫn của chúng tôi Làm Thế Nào Tối Ưu Hóa Robots.txt WordPress Cho SEO.
Bạn có thể chỉnh sửa file robots.txt bằng việc kết nối đến website của mình sử dụng một FTP client hoặc “file manager” trong WordPress hosting cPanel.
Bạn sẽ cần phải thêm dòng code này vào file robots.txt của mình:
User-agent: *
Disallow: /your-page/
Dòng user-agent này cho phép bạn nhắm đến các bots cụ thể. Chúng tôi đang sử dụng dấu hoa thị để bao gồm tất cả các công cụ tìm kiếm.
Dòng tiếp theo miêu tả một phấn của URL mà đi sau tên miền của bạn.
Giờ hãy cùng giả định rằng bạn muốn ẩn đi một bài đăng blog với một URL như thế này:
Đây là cách mà bạn có thể thêm URL này vào file robots.txt của mình.
User-agent: *
Disallow: /2016/12/my-blog-post/
Đừng quên lưu lại các thay đổi của mình và tải file robots.txt trở lại máy chủ của bạn.
Các bất lợi của việc sử dụng robots.txt để ẩn đi nội dung
Đầu tiên bạn cần phải nhớ rằng file robots.txt được truy cập công khai. Bất cứ ai cũng có thể truy cập vào đó một cách trực tiếp để xem liệu có bất cứ trang nào mà bạn đang cố ẩn đi hay không.
Trong khi phần lớn các công cụ tìm kiếm làm theo các chỉ dẫn trong file robots.txt, thì có rất nhiều các crawlers và bots có thể chỉ đơn giản bỏ qua nó. Đó là các bots dò web để làm lan ra các malware, các website mục tiêu hoặc thu thập các thông tin như tài khoản email, số điện thoạt,…

Phương pháp 3: bảo vệ với mật khẩu một bài đăng hoặc một trang trong WordPress

Phương pháp này sử dụng một cách tiếp cận khác. Thay vì yêu cầu các công cụ tìm kiếm không chỉ định một trang nào đó, bạn có thể bảo vệ nó với mật khẩu, như vậy nó sẽ chỉ hiện ra với những người dùng có mật khẩu.
WordPress đi cùng với một tính năng built-in để bảo vệ các bài đăng và trang với mật khẩu. Đơn giản chỉ cần chỉnh sửa bài đăng hoặc trang mà bạn muốn bảo vệ.
Bên dưới hộp meta publish, nhấp chuột vào được linh “Edit” bên cạnh lựa chọn “Visibility”.
Điều này sẽ làm hiện ra các lựa chọn về khả năng nhìn có sẵn trong WordPress. Bạn có thể giữ một bài đăng/trang ở chế độ công khai, làm cho nó riêng tư hoặc bảo vệ nó với mật khẩu.
Các bài đăng riêng tư chỉ có sẵn cho những người dùng đã đăng nhập, những người mà ít nhất có vai trò editor trên website của bạn.
Các bài đăng được bảo vệ với mật khẩu có thể được nhìn thấy bởi bất cứ visitor nào mà có mật khẩu. Hãy nhấp chuột vào lựa chọn Password protected và sau đó nhập vào một mật khẩu mạnh.
Giờ thì bạn có thể pulish hoặc lưu lại bài đăng/trang của bạn rồi.
Các visitors truy cập vào các bài đăng hoặc trang trên website của bạn sẽ được yêu cầu nhập vào mật khẩu để xem được nội dung đó.
Để có hướng dẫn chi tiết hơn, hãy tham khảo hướng dẫn của chúng tôi Làm Thế Nào Để Ẩn Những Bài Viết Có Mật Khẩu Bảo Vệ.
Đó là tất cả, chúng tôi hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn biết được cách ẩn trang WordPress khỏi Google. Bạn cũng có thể muốn tham khảo hướng dẫn của chúng tôi trong việc Ngăn Chặn Công Cụ Tìm Kiếm Crawling Web Của Bạn.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy đăng ký đến kênh YouTube của chúng tôi để có nhiều hơn các video hướng dẫn WordPress. Bạn cũng có thể tìm thấy chúng tôi trên Twitter và Facebook.

Các mẹo tuyệt vời để nghiên cứu từ khóa SEO có khả năng tạo lợi nhuận

Là một blogger, một trong những vấn đề lớn nhất bạn cần đối mặt đó là “Mình nên viết về chủ đề gì?“. Viết một bài chuẩn SEO tốn không ít thời gian và thậm chí cả tiền bạc. Nếu bạn viết một bài viết mà chẳng ai muốn đọc thì thời gian và công sức bạn bỏ ra sẽ không tạo ra bất kì lợi nhuận nào cả. Khách hàng chính là người đọc, còn nội dung chính là sản phẩm bạn bán. Và cũng giống như bất kì công việc kinh doanh nào, bạn chỉ có thể bán được những gì mà khách hàng muốn. Cho nên nghiên cứu từ khóa là điều bạn cần phải làm trước khi bắt đầu định viết một thứ gì đó.
Có rất nhiều phương pháp khác nhau, nhưng trong bài viết này, tôi sẽ tiết lộ một phương pháp mà tôi đã mất không ít thời gian để tìm ra.
Sau khi đọc hết bài viết này, bạn sẽ hiểu được cách thức hoạt động của nó.
Điều kiện duy nhất ở đây đó là blog của bạn cần được cài đặt Google Search Console (trước đây là Webmaster tool). Tôi đã chia bài viết thành 3 phần để kể cả với một người mới sử dụng cũng có thể dễ dàng làm theo.

Search Analytics: Tính năng chưa được khám phá của Search console

Nếu bạn là 1 blogger hay 1 nhà quản trị web, chắc hẳn bạn sẽ có 1 tài khoản Google Search Console. Nhưng bạn đã bao giờ sử dụng tính năng Search Analytics trong bảng điều khiển chưa?
Bảng điều khiển của Search analytics
Search analytics sẽ hiển thị cho bạn chi tiết về từ khóa, vị trí địa lý của người click, các hiển thị và vị trí trung bình trên website đối với một từ khóa nào đấy trên trang kết quả tìm kiếm của Google.
Nó sẽ hiển thị các từ khóa tạo ảnh hưởng tới kết quả trang web, dù chẳng có ai nhấn vào nó cả. Hãy click vào ‘Search Analytics’ ở tab ‘Search Traffic’ nhé.
Bạn sẽ nhận được tùy chọn hiển thị như: Click, Impressions(lượt hiển thị) và CTR( tỉ lệ nhấp chuột). Bạn chỉ cần chọn Impressions và CTR, còn lại không cần.
Chọn Impression & CTR
Nhấn vào nút Download ở cuối trang và lưu nó vào Google Docs.
Chúng ta đang xuất dữ liệu này để thực hiện một vài phân tích về từ khóa. Nhưng việc phân tích từ khóa ở bảng điều khiển công cụ quản trị web là không thể thực hiện, vì vậy bạn cần xuất dữ liệu ra Google sheets.
Giờ thì mở sheet và sắp xếp các dữ liệu theo hiển thị và xóa khoảng 50-70% từ khóa có tỷ lệ hiển thị thấp,
Tôi làm như vậy để tránh lấy các từ khóa có lượt hiển thị thấp. Sẽ có rất nhiều từ khóa với 1 lần hiển thị và 1 lần click và tất nhiên là 100% CTR. Chúng tôi không muốn nghiên cứu những từ khóa như vậy vì chúng khá hiếm và gần như sẽ không được tìm kiếm lại. Trong trường hợp là tôi, tôi đã xóa tát cả các dòng có từ khóa với lượt hiển thị nhỏ hơn 50.
Giờ thì hãy sắp xếp lại bảng theo CTR từ cao xuống thấp. Và chúng ta đã đang có 1 danh sách các từ khóa với lượng hiển thị thích hợp và và tỷ lệ CTR cao rồi đấy.
Nếu bạn đang nghiên cứu từ khóa có hơn 50 lượt hiển thị và tỷ lệ CTR tốt, tức là người dùng đang tìm kiếm từ khóa đó, họ nhận thấy kết quả trang web của bạn có liên quan và chọn nhấn vào liên kết trang web của bạn đấy.

Nghiên cứu từ khóa mới

Hãy bắt đầu nghiên cứu top 100-200 từ khóa đầu tiên. Bạn sẽ thấy có nhiều từ khóa khá liên quan đến trang web mà bạn đã đăng. Nhưng bạn cũng sẽ tìm được các từ khóa trong báo cáo này không có liên quan trực tiếp đến chủ đề bài viết trên trang web của mình.
Bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều từ khóa , trong đó có một số từ khóa không hề liên quan tới website của bạn, nhưng mọi người khi tìm kiếm vẫn nhấn vào trang web của bạn!
Điều này xảy ra bởi khi ai đó thực hiện thao tác tìm kiếm, Google sẽ không bao giờ hiển thị các kết quả riêng lẻ ( như là 2-3 liên kết lẻ). Tìm kiếm của Google sẽ luôn cố gắng lấp đầy trang với các kết quả liên quan, dù mức độ liên quan giảm xuống một cách khủng khiếp chỉ sau 1-2 kết quả đầu tiên.
Vì vậy, khi một người thực hiện tìm kiếm một từ khóa nào đó mà không có kết quả tìm kiếm liên quan cho nó, Google sẽ hiển thị trang của bạn kể cả khi mức độ liên quan là vô cùng thấp. Nếu bạn đã đề cập đến từ khóa trong bài viết (kể cả khi là toàn bộ nội dung bài viết không phải về từ khóa đó) thì liên kết đó vẫn có thể được nhấn vào. Điều này có nghĩa là nếu bạn có thể viết một bài viết nhắm đến từ khóa đó, có rất nhiều cơ may để nó có được thứ hạng tốt, mọi người sẽ tìm kiếm được và nhấn vào nó.
Bạn có thể làm theo hướng dẫn này để viết một bài viết tối ưu hóa cho từ khóa đó.

Một Ví Dụ – Thêm quan điểm bản thân

Khi tôi đang quan sát báo cáo của mình, tôi nhìn thấy từ khóa này hiển thị trên báo cáo của mình: “cách dùng wordpress”. Tôi chưa từng viết bài viết nào về vấn đề này cả.
Nhưng một trong số các liên kết trên trang web của tôi nhận được 162 hiển thị và 11 lần nhấn vào chỉ trong tháng trước. Nó có chỉ số CTR khá tốt – 6.8%!
Điều này thật đáng ngạc nhiên bởi tôi chưa từng biết bài viết về “cách dùng wordpress”
Báo cáo này sẽ không hiển thị cho bạn liên kết nào trên trang web được hiển thị. Nhưng trong hầu hết các trường hợp bạn vẫn có thể tìm thấy theo cách thủ công.
Tôi đã tìm kiếm từ khóa này trên Google và tôi chú ý rằng bài viết này đã xuất hiện với từ khóa đó. Bài viết đang được nhìn thấy trên tìm kiếm Google bởi từ khóa tối ưu hóa bài viết được bao gồm trên bài viết của mình.
Giờ thì tôi biết từ khóa này cũng được tìm kiếm, và không có đủ các trang web liên quan trên danh sách của Google. Đây là lý do trang của tôi được hiện thì dù mức độ liên quan là cực kì thấp.
Điều này đã tạo cơ hội cho tôi.
Tôi có thể viết một bài viết chi tiết về “hướng dẫn cách dùng wordpress” và có cơ hội rõ ràng để có được thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm với từ khóa này mà không mất nhiều công sức.

Tổng Kết

Nghiên cứu từ khóa là một phần không thể thiếu trong chiến thuật marketing số trong kinh doanh. Các từ khóa cho chúng ta gợi ý về những gì khách hàng của chúng ta muốn và những từ họ sử dụng để tìm cách giải quyết vấn đề của mình. Nghiên cứu từ khóa không chỉ dừng lại chỉ với phương pháp này.
Bạn có thể đọc bài viết LongTailPro Review – 8211 công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất một trong nhưng công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất.
Bạn sẽ tìm hiểu được các từ khóa mới kể cả khi thực hiện các hoạt động như nói chuyện với khách hàng của mình. Từ khóa có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong SEO và SEM mà còn cả copywriting.
Bạn phải sử dụng các từ mà khách hàng sử dụng, hoặc là bạn sẽ chẳng thể nào mà kết nối với họ được. Tôi đang viết nhiều bài viết về cách tiếp cận khách hàng trực tuyến đấy, hãy đón chờ nhé!
Và nếu bạn có bất kì câu hỏi nào, hãy để lại bình luận phía dưới nhé. Nếu bạn thích các mẹo nghiên cứu từ khóa này và biết một người bạn cần và có thể sử dụng nó, hãy chia sẻ với người đó nhé.

Cách xây dựng website được Google ưa thích như thế nào

Làm thế nào để xây dựng website được Google ưu thích? À, nói đến Google thì… Tôi có thể nói gì về mối quan hệ yêu/ ghét của chúng tôi đây?
Nếu là 1 người phụ nữ, nó sẽ là người con gái mà tất cả mọi người đều muốn nhưng chẳng ai có được. Khi bạn nghĩ mình đã bắn trúng đích thì nó lại thay đổi phương thức cuốn bạn vào vòng xoáy và khiến bạn đánh mất phong độ.
Tại sao lại so sánh như vậy ư ? Bởi đối với phần lớn mọi bộ phận, tôi nghĩ rất nhiều người trong chúng ta cũng cảm thấy như vậy về Google. Chúng ta muốn nó, chúng ta yêu nó, chúng ta ghét nó nhưng sau tất cả, chúng ta cần nó. Đó là sự thật và thường là một vấn đề khiến con người ta cảm thấy bực bội.
Khi xây dựng 1 trang web, chúng ta thường đặt tất cả những hi vọng, mộng tưởng và đam mê vào việc sắp xếp ý tưởng và sáng tạo 1 thứ gì đó online. Nhưng nếu muốn Google yêu thích blog của bạn, bạn cần phải vượt qua 1 số bước và học theo luật chơi. Chúng ta đều biết là tất nhiên bạn sẽ cần có những nội dung thu hút, nhưng đây mới chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Bạn cần phải làm nhiều hơn thế.
Nếu bạn học được cách làm nó hài lòng, ban sẽ rất nhanh chóng có được sự chú ý từ nó. Vậy làm cách nào để chế ngự người phụ nữ khó chiều này ? Rất đơn giản.
Bạn phải nói theo cách của nó

Chọn Và Thiết Kế Riêng Giao Diện Để Xây Dựng Website

Trước khi xây dựng website bạn phải chọn một giao diện đúng không? Nào các bạn, tôi muốn giải thích vấn đề này thật đơn giản để ai cũng có thể hiểu được. Hãy tưởng tượng rằng , nếu bạn mua 1 bộ vest, bạn sẽ chọn mua một bộ bị rách hay mất cúc sao? Hay bạn sẽ chọn một bộ mà cô thợ may biết cách thức làm việc tốt nhất?
Bạn sẽ chọn lựa chọn thứ 2 phải không? Việc chọn giao diện cũng tương tự như vậy. Bạn nên chọn một giao diện với mã gọn nhẹ và ổn định để tránh ảnh hưởng đến tốc độ tải trang của mình.
wordpress themes
Dưới đây là 1 và cửa hàng giao diện khá tốt nơi bạn tìm bộ vest hoàn hảo:
  • ThemeFurnace
  • StudioPress
  • Elegant Themes
Giờ thì quay lại vấn đề. Để tôi hỏi bạn nhé, cài nào trông ổn hơn? Mua một bộ vest và mặc luôn hay sửa lại cho vừa người?
James Bond và Barney Stinson không bao giờ mặc những bộ quần áo may sẵn và từ quan điểm kĩ thuật công nghệ, bạn cũng không nên làm thế. Đối với giả định Google là một người phụ nữ, tôi không biết nhiều người phụ nữ sẽ không đáp lại lịch sự với những người đàn ông trong bộ vest được thiết kế đẹp mắt đâu.
Muốn có được sự chú ý của Quý cô Google? Đây là lúc bạn cần thực thiết kế blog đấy!

Thay Thế Khẩu Hiệu

Có nhiều loại dòng ở đây, nhưng tôi đã tìm ra rằng sử dụng khẩu hiểu thì tốt hơn đấy. Hãy nghĩ đến khẩu hiệu không cổ lỗ sĩ và sến súa để đánh động chú ý từ Google nhé. Nhớ đặt nó trên chủ đề trang web của bạn sẽ nói đến.
Ví dụ: The New York Times sử dụng WordPress để xây dựng blog của mình.
google-search
Mục đầu tiên là Tiêu đề trang (The New York Times) và mục thứ 2 là Khẩu hiệu (Breaking News, Ect.). Nó sẽ trông như thế nào nếu họ bỏ qua khẩu hiệu mặc định?
Ừm, khẩu hiệu đó sẽ khiến trang web trông thật ngốc nghếch và nhàm chán, đối với cả thế giới và Google. Đừng làm như thế nhé, hãy sửa lại khẩu hiệu của mình đi nào.
Để sửa khẩu hiệu mặc định, đi đến Settings–> General trong bảng điều khiển WP. Nếu bạn đang sử dụng 1 logo đặt trên mục đầu trang bài viết thì cũng ổn, nhưng phải thay khẩu hiệu ngay.

Sửa Lại Permalink

Permalink là cấu trúc cho đường dẫn. Để tìm khu vực trong bảng điều khiển WordPress, đi đến Settings–>Permalinks. Trong mặc định, bởi một lý do nào đó mà tôi chưa biết, WordPress luôn thiết lập sẵn cấu trúc như thế này.
Permalink
Đừng bao giờ chọn tùy chọn này mà thay vào đó, hãy chọn Post Name
Permalink
Liên kết càng dễ đọc, Google càng dễ hiểu bạn đang nói đến vấn đề gì. Một cấu trúc liên kết tốt là bước đầu để xây dựng 1 blog tốt hơn. Cần minh chứng sao? Hãy nhìn vào đường dẫn bài viết này trên trình duyệt của bạn. Nó dễ đọc và giúp ta dễ hiểu được tiêu đề bài viết hơn đúng chứ?

Tối Ưu Hóa Hình Ảnh

Đây là một mẹo nhỏ dành cho SEO mà rất nhiều người thường xuyên quên. Đối với phần lớn mọi người, khi thêm nội dung đã viết vào blog WordPress, chúng ta đều muốn thêm các hình ảnh vào. Tuy nhiên, Google lại là kẻ “mù ảnh”. Ý tôi là, nó không thể nhìn ảnh theo cách của chúng ta. nó chỉ có thể xem các mô tả về chúng mà thôi.
Google muốn biết những hình ảnh này là về cái gì và cách sắp xếp chúng, vậy nên hãy nói cho nó biết nhé. Luôn luôn, luôn luôn và luôn luôn thêm mô tả vào Alternative Text Area trong các hình ảnh của mình. Và hãy nhớ sử dụng các từ khóa liên quan đến bài viết nữa nhé.
Alt Text
Không ai thích những người chậm chạp cả và Google thì có vẻ như rất ghét họ. “Chậm rãi nhưng vững chắc sẽ chiến thắng” là một bài học không thể sử dụng trên phương diện tốc độ tải trang được. Sau lần cập nhật thuật toán mới nhất, tốc độ trang đóng một vai trò không hề nhỏ trong thứ hạng công cụ tìm kiếm còn hình ảnh thì có thể làm mọi thứ chậm đi rất nhiều đấy.
Đây là một cách khác để tối ưu hóa hình ảnh cho bạn.
Để trang web tải nhanh hơn, hãy sử dụng 1 plugin để squish dữ liệu hình ảnh. Ví dụ, plugin WP Smush.itthực hiện thao tác này rất tốt và có thể tự động chạy sau khi bạn tải ảnh lên.
Wp smush.it
Tối ưu hóa hình ảnh có thể mất một ít thời gian, nhưng nó rất xứng đáng đấy. Chỉ cần thêm 1 vài phút trong khi biên tập bài viết sẽ tạo thành quả trong thời gian dài và nếu nó giúp ích cho SEO thì tại sao không?

Mục Nội Dung: Mục Quan Trọng Trong Google

Google là nữ hoàng của các công cụ tìm kiếm và bạn sẽ không muốn làm nó tức giận đâu. Và cùng giống như phần lớn phụ nữ, Google có yêu cầu chính đó là đáp ứng giải quyết các yêu cầu của nó một cách nghiêm túc. Nhưng vấn đề là đó là gì?
Spam.
Không, tôi không có ý nói đến đồ ăn đâu. Google là một người phụ nữ kén chọn nhưng có 1 thứ về nó sẽ không bao giờ thay đổi.
Nếu là Nữ hoàng, thì Vua chính là nội dung. Thu hút, độ dài hợp lý, giàu thông tin và độc đáo. Những ngày tháng với sự xoay vòng bài viết và các trình tạo liên kết rác để nhận được sự chú ý của nó đã qua rồi. nó sẽ không trao thưởng cho những người làm thế nữa đâu, vì vậy đừng làm thế nhé. Ít nhất thì bạn cũng không rơi vào danh sách đen.
Nội dung, Từ Khóa, Tạo liên kết là những vấn đề cần thiết cho 1 chiến lược SEO nào, nhưng đừng làm quá vấn đề lên nhé. Bạn cần trợ giúp? Hãy làm theo các bước đơn giản sau nhé:
Đặt từ khóa trong tiêu đề và chỉ những câu khiến lời văn vẫn tự nhiên khi nói chuyện ( nếu bạn làm người khác thấy khó chịu thì bạn cũng sẽ khiến Google thấy khó chịu đấy)
Thay đổi từ khóa thành 1 từ khóa dài để giữ lại trên chủ đề mà không phải những thứ spam
Chỉ liên kết đến các nguồn có liên quan đến bài viết
Liên kết tới các trang và bài viết khác trên blog của bạn
Đây là thái độ khá tuyệt với Google và  nó không cảm thấy khó chịu – ít nhất là ở thời điểm hiện tại. Đọc bài viết để biết cách Làm thế nào để viết bài CHUẨN SEO hoàn hảo trong WordPress

Google Plus Và Các Trang Trong Google Plus

google plus
Tôi thực sự không thích Google Plus. Không ưa là từ phù hợp để mô tả cảm giác của tôi với nó. Tôi lại lạc đề mất rồi. Thậm chí tôi không thể nào tranh đấu kết quả xếp hạng đến từ các hoạt động trên Google+.
Mặc dù vấn có tranh luận về việc các mạng xã hội có thực sự hỗ trợ cho thứ hạng trang hay không, nhưng tích cực hoạt động trên Google+ cho thấy bạn sẽ nhận được ưu ái trên công cụ tìm kiếm.
Tôi có thể nói gì nhỉ? Google thích sự chú ý ( hiểu lý do vì sao tôi gọi Google là một người phụ nữ rồi chứ?)
Nếu bạn chưa có Sơ yếu lí lịch Google, hãy lập 1 cái nhé. Tạo 1 trang cho blog và xác thực trang để Google biết kết nối này.
Google biết nó muốn gì và nếu bạn muốn có được sự yêu thích và tôn trọng của nó, bạn cần phải chơi theo luật. Xây dựng Website WordPress một cách chính xác và làm theo các nghi thức chuẩn mực về nội dung sẽ đem đến trái ngọt cho bạn đấy!