Là một blogger, một trong những vấn đề lớn nhất bạn cần đối mặt đó là “Mình nên viết về chủ đề gì?“. Viết một bài chuẩn SEO tốn không ít thời gian và thậm chí cả tiền bạc. Nếu bạn viết một bài viết mà chẳng ai muốn đọc thì thời gian và công sức bạn bỏ ra sẽ không tạo ra bất kì lợi nhuận nào cả. Khách hàng chính là người đọc, còn nội dung chính là sản phẩm bạn bán. Và cũng giống như bất kì công việc kinh doanh nào, bạn chỉ có thể bán được những gì mà khách hàng muốn. Cho nên nghiên cứu từ khóa là điều bạn cần phải làm trước khi bắt đầu định viết một thứ gì đó.
Có rất nhiều phương pháp khác nhau, nhưng trong bài viết này, tôi sẽ tiết lộ một phương pháp mà tôi đã mất không ít thời gian để tìm ra.
Sau khi đọc hết bài viết này, bạn sẽ hiểu được cách thức hoạt động của nó.
Điều kiện duy nhất ở đây đó là blog của bạn cần được cài đặt Google Search Console (trước đây là Webmaster tool). Tôi đã chia bài viết thành 3 phần để kể cả với một người mới sử dụng cũng có thể dễ dàng làm theo.
Search Analytics: Tính năng chưa được khám phá của Search console
Nếu bạn là 1 blogger hay 1 nhà quản trị web, chắc hẳn bạn sẽ có 1 tài khoản Google Search Console. Nhưng bạn đã bao giờ sử dụng tính năng Search Analytics trong bảng điều khiển chưa?
Bảng điều khiển của Search analytics
Search analytics sẽ hiển thị cho bạn chi tiết về từ khóa, vị trí địa lý của người click, các hiển thị và vị trí trung bình trên website đối với một từ khóa nào đấy trên trang kết quả tìm kiếm của Google.
Nó sẽ hiển thị các từ khóa tạo ảnh hưởng tới kết quả trang web, dù chẳng có ai nhấn vào nó cả. Hãy click vào ‘Search Analytics’ ở tab ‘Search Traffic’ nhé.
Bạn sẽ nhận được tùy chọn hiển thị như: Click, Impressions(lượt hiển thị) và CTR( tỉ lệ nhấp chuột). Bạn chỉ cần chọn Impressions và CTR, còn lại không cần.
Chọn Impression & CTR
Nhấn vào nút Download ở cuối trang và lưu nó vào Google Docs.
Chúng ta đang xuất dữ liệu này để thực hiện một vài phân tích về từ khóa. Nhưng việc phân tích từ khóa ở bảng điều khiển công cụ quản trị web là không thể thực hiện, vì vậy bạn cần xuất dữ liệu ra Google sheets.
Giờ thì mở sheet và sắp xếp các dữ liệu theo hiển thị và xóa khoảng 50-70% từ khóa có tỷ lệ hiển thị thấp,
Tôi làm như vậy để tránh lấy các từ khóa có lượt hiển thị thấp. Sẽ có rất nhiều từ khóa với 1 lần hiển thị và 1 lần click và tất nhiên là 100% CTR. Chúng tôi không muốn nghiên cứu những từ khóa như vậy vì chúng khá hiếm và gần như sẽ không được tìm kiếm lại. Trong trường hợp là tôi, tôi đã xóa tát cả các dòng có từ khóa với lượt hiển thị nhỏ hơn 50.
Giờ thì hãy sắp xếp lại bảng theo CTR từ cao xuống thấp. Và chúng ta đã đang có 1 danh sách các từ khóa với lượng hiển thị thích hợp và và tỷ lệ CTR cao rồi đấy.
Nếu bạn đang nghiên cứu từ khóa có hơn 50 lượt hiển thị và tỷ lệ CTR tốt, tức là người dùng đang tìm kiếm từ khóa đó, họ nhận thấy kết quả trang web của bạn có liên quan và chọn nhấn vào liên kết trang web của bạn đấy.
Nghiên cứu từ khóa mới
Hãy bắt đầu nghiên cứu top 100-200 từ khóa đầu tiên. Bạn sẽ thấy có nhiều từ khóa khá liên quan đến trang web mà bạn đã đăng. Nhưng bạn cũng sẽ tìm được các từ khóa trong báo cáo này không có liên quan trực tiếp đến chủ đề bài viết trên trang web của mình.
Bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều từ khóa , trong đó có một số từ khóa không hề liên quan tới website của bạn, nhưng mọi người khi tìm kiếm vẫn nhấn vào trang web của bạn!
Điều này xảy ra bởi khi ai đó thực hiện thao tác tìm kiếm, Google sẽ không bao giờ hiển thị các kết quả riêng lẻ ( như là 2-3 liên kết lẻ). Tìm kiếm của Google sẽ luôn cố gắng lấp đầy trang với các kết quả liên quan, dù mức độ liên quan giảm xuống một cách khủng khiếp chỉ sau 1-2 kết quả đầu tiên.
Vì vậy, khi một người thực hiện tìm kiếm một từ khóa nào đó mà không có kết quả tìm kiếm liên quan cho nó, Google sẽ hiển thị trang của bạn kể cả khi mức độ liên quan là vô cùng thấp. Nếu bạn đã đề cập đến từ khóa trong bài viết (kể cả khi là toàn bộ nội dung bài viết không phải về từ khóa đó) thì liên kết đó vẫn có thể được nhấn vào. Điều này có nghĩa là nếu bạn có thể viết một bài viết nhắm đến từ khóa đó, có rất nhiều cơ may để nó có được thứ hạng tốt, mọi người sẽ tìm kiếm được và nhấn vào nó.
Bạn có thể làm theo hướng dẫn này để viết một bài viết tối ưu hóa cho từ khóa đó.
Một Ví Dụ – Thêm quan điểm bản thân
Khi tôi đang quan sát báo cáo của mình, tôi nhìn thấy từ khóa này hiển thị trên báo cáo của mình: “cách dùng wordpress”. Tôi chưa từng viết bài viết nào về vấn đề này cả.
Nhưng một trong số các liên kết trên trang web của tôi nhận được 162 hiển thị và 11 lần nhấn vào chỉ trong tháng trước. Nó có chỉ số CTR khá tốt – 6.8%!
Điều này thật đáng ngạc nhiên bởi tôi chưa từng biết bài viết về “cách dùng wordpress”
Báo cáo này sẽ không hiển thị cho bạn liên kết nào trên trang web được hiển thị. Nhưng trong hầu hết các trường hợp bạn vẫn có thể tìm thấy theo cách thủ công.
Tôi đã tìm kiếm từ khóa này trên Google và tôi chú ý rằng bài viết này đã xuất hiện với từ khóa đó. Bài viết đang được nhìn thấy trên tìm kiếm Google bởi từ khóa tối ưu hóa bài viết được bao gồm trên bài viết của mình.
Giờ thì tôi biết từ khóa này cũng được tìm kiếm, và không có đủ các trang web liên quan trên danh sách của Google. Đây là lý do trang của tôi được hiện thì dù mức độ liên quan là cực kì thấp.
Điều này đã tạo cơ hội cho tôi.
Tôi có thể viết một bài viết chi tiết về “hướng dẫn cách dùng wordpress” và có cơ hội rõ ràng để có được thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm với từ khóa này mà không mất nhiều công sức.
Tổng Kết
Nghiên cứu từ khóa là một phần không thể thiếu trong chiến thuật marketing số trong kinh doanh. Các từ khóa cho chúng ta gợi ý về những gì khách hàng của chúng ta muốn và những từ họ sử dụng để tìm cách giải quyết vấn đề của mình. Nghiên cứu từ khóa không chỉ dừng lại chỉ với phương pháp này.
Bạn có thể đọc bài viết LongTailPro Review – 8211 công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất một trong nhưng công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất.
Bạn sẽ tìm hiểu được các từ khóa mới kể cả khi thực hiện các hoạt động như nói chuyện với khách hàng của mình. Từ khóa có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong SEO và SEM mà còn cả copywriting.
Bạn phải sử dụng các từ mà khách hàng sử dụng, hoặc là bạn sẽ chẳng thể nào mà kết nối với họ được. Tôi đang viết nhiều bài viết về cách tiếp cận khách hàng trực tuyến đấy, hãy đón chờ nhé!
Và nếu bạn có bất kì câu hỏi nào, hãy để lại bình luận phía dưới nhé. Nếu bạn thích các mẹo nghiên cứu từ khóa này và biết một người bạn cần và có thể sử dụng nó, hãy chia sẻ với người đó nhé.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét