Công cụ mạnh mẽ này là gì?
Đó là Google Search Console, hoặc viết tắt là GSC (tên cũ là Google Webmaster Tools, hoặc GWT).
Google Search Console là một dịch vụ miễn phí được cung cấp bởi Google để quản lý tính năng tìm kiếm cho website. Search console là một tập hợp các báo cáo và công cụ giúp bạn khắc phục các lỗi cũng như lên chiến lược và tối ưu hóa thứ hạng trong công cụ tìm kiếm.
Tôi muốn cho bạn thấy chính xác cách sử dụng công cụ hiệu quả này để cải thiện SEO của mình.
Nói chúng, Google Search Console đối với SEO như không khí đối với con người vậy. Bạn cần nó. Website không thể sống được mà không có nó.
Bài viết bạn sắp đọc sẽ đưa bạn vào một nghiên cứu chuyên sâu về Google Search Console. một khi bạn hiểu được thông tin chia sẻ ở đây, bạn sẽ trở thành một chuyên gia về Google Search Console.
Và nó sẽ tạo nên một sự khác biệt lớn trong việc tối ưu SEO.
Đầu tiên, hãy để tôi cho bạn một tổng quát nhanh. Bài viết này sẽ khá dài, vì vậy bạn sẽ muốn dành ra khoảng nửa tiếng để đọc nó.
Bài viết được chia thành các phần và phần phụ, dựa trên Google Search Console menu:
Tôi sẽ chú trọng nhất vào bốn phần đầu tiên: phần A đến phần D. Phần E và F khá quan trọng nhưng phần lớn tự mình hiểu được.
Phần A: Search Appearance
Phần Search Appearance trong Google Search Console giúp bạn nhìn ra được website sẽ nhìn thế nào trong các kết quả tìm kiếm.
Hãy nhận thức được rằng có rất nhiều ví dụ như rich cards, rich snippets và các loại khuôn khổ khác nhau ví dụ như Accelerated Mobile Pages (AMP) cũng như các chỉnh sửa HTML thông thường để giúp website trở nên nổi trội và nhìn cực kỳ có tính thông tin trong các kết quả tìm kiếm. Để tìm hiểu thêm về AMP hãy đọc bài viết này nhé Accelerated Mobile Page (AMP) Tối Ưu Hóa Trên Mobile
Dưới đây là điều mỗi yếu tố trong phần này đại hiện và cách bạn nên sử dụng nó để có lợi thế tìm kiếm cho mình.
Structured Data (Dữ liệu có cấu trúc)
Dữ liệu được cấu trúc (dưới hình thức rich snippets) khi được lập trình vào HTML code, đánh dấu nội dung như vậy Google phân loại và index nó tốt hơn. Google sử dụng nó để đưa ra các kết quả “rich”.
Các kết quả SERP nhìn như thế này đang sử dụng dữ liệu được cấu trúc:
Tôi đã tìm kiếm “sốt blackberry” trên Google.
Hình ảnh bên trên này có chứa bốn kết quả đầu tiên.
Hãy nhìn một cách thận trọng đến các kết quả này. Hai kết quả 3 và 4 nhìn có giá trị hơn bởi vì chúng có chứa các rating, lượt bình luận, và nhận xét. Kết quả thứ tư thậm chí còn hiển thị thông tin về calorie.
Kết quả nào bạn sẽ muốn nhấp chuột vào nhất? Nó phụ thuộc vào điều bạn đang tìm kiếm, tất nhiên, nhưng tôi sẽ đi thẳng đến kết quả 3 và 4.
Tại sao? Bởi vì các kết quả có giá trị nói cho tôi biết rằng trang này sẽ không chỉ giúp tôi học được cách làm sốt blackberry mà còn cung cấp các nhận xét từ những người đã từng làm nó lúc trước.
Ngoài ra, tôi biết sẽ tốn bao lâu để tôi làm được nó. Tôi cũng tự tin rằng những người khác đã làm và thích nó. Và tôi thậm chí tìm ra được bao nhiêu calories tôi sẽ nạp vào khi ăn nó. Google Search Console thật sự rất hữu ích phải không nào.
Thấy sức mạnh của nó chứ?
Về mặt trực quan, các kết quả tìm kiếm có giá trị giúp bạn đưa đến nhiều lượt truy cập.
Gần đây, Google có hỗ trợ các rich snippets cho những điều sau:
Các bài viết (chỉ có AMP, tôi sẽ nói đến điều này sau)
Doanh nghiệp địa phương
Âm nhạc
Công thức
Nhận xét
TV & Phim và Videos
Điều đó có vẻ như một danh sách lớn, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy bao nhiêu thông tin có giá trị hữu ích mà nên áp dụng vào trang web của mình
Nó tạo nên một sự khác biệt lớn!
Làm thế nào để tận dụng các dữ liệu có cấu trúc cho SEO
Hãy yêu cầu nhà phát triển xây dựng các rich snippets thành tất cả những tính năng có sẵn được đề cập trên website . Nói họ tham khảo Schema.org để có các đoạn code và sự giúp đỡ.
Google Search Console>Search Appearance> Structured Data giúp ích như thế nào?
Nó cho bạn biết nơi bạn thực hiện sai việc coding các rich snippets và cung cấp cho bạn một công cụ giúp bạn thử nghiệm luôn các dữ liệu (xem nút màu xanh trong hình ảnh bên dưới).
Rich cards là một sáng kiến mới của Google. Chúng hoạt động giống như dữ liệu có cấu trúc những kết quả tìm kiếm nhìn hấp dẫn hơn về mặt trực quan. Xem hình ảnh dưới đây để biết được sự khác biệt giữa rich snippets và rich cards:
Hình ảnh từ: https://webmasters.googleblog.com/2016/05/introducing-rich-cards.html
Khi nội dung hấp dẫn về mặt trực quan, nó làm người dùng gắn kết hơn, bằng cách đó gia tăng lượt truy cập và doanh số bán hàng. Google gấn đây đã cho phép người dùng triển khai rich cards cho công thức nấu ăn và Phim.
Làm thế nào để tận dụng Rich Cards cho SEO: như trong trường hợp với các rich snippets, hãy đề nghị nhà phát triển xây dựng các rich snippets vào hoặc là các thông tin công thức hoặc là phim, nếu bạn host những thông tin đó. Tham khảo trang này để có các đoạn code mẫu.
Google Search Console > Search Appearance > Rich Cards giúp ích như thế nào?
Nó cho bạn biết nơi bạn thực hiện sai việc coding các rich cards và thông báo cho bạn bao nhiêu cards bạn cải thiện. Giống như trong phần rich snippets, Google sẽ cung cấp cho bạn một công cụ giúp bạn thử nghiệm được dữ liệu ngay ở đó.
Hình ảnh từ: https://webmasters.googleblog.com/2016/05/introducing-rich-cards.html
Data Highlighter
Data highlighter là một thay thế hoàn hảo cho Structured Data, bạn không cần một nhà phát triển viết các đoạn code trong HTML.
Nó thực hiện cùng một nội dung mà Structured Data thực hiện.
Công cụ này cũng có các giới hạn. Bạn phải viết các tags riêng rẽ cho mỗi URL. về cơ bản, nếu bạn có hàng nghìn trang trên website của mình, việc đó sẽ rất khó khăn.
Làm thế nào để tận dụng Rich Cards cho SEO
Nhấp chuột vào “Start Highlighting”. Môt popup sẽ xuất hiện.
Nhập vào URL, và chọn dữ liệu bạn muốn nổi bật (các bài viết, sự kiện, nhận xét, kinh doanh địa phương, phim ảnh, sản phẩm, nhà hàng, TV shows,…).
Một khi bạn đã tạo ra chọn lựa của mình, Google sẽ trả lại trang trong Google Search Console và cho phép bạn làm nổi bật dữ liệu liên quan.
Giờ bạn phải chọn văn bản hoặc hình ảnh cho mỗi trang bạn muốn làm nổi bật. Bạn làm nổi bật tiêu đề, hình ảnh, category và ratings.
Google sau đó sẽ khuyên bạn nên làm nổi bật dữ liệu ở các trang khác nữa và giúp tạo các bộ trang.
Các cải thiện HTML
Các cải thiện HTML là một báo cáo sẽ tiết lộ bất cứ khu vực có vấn đề nào mà Google khám phá ra trong khi crawl/index trang Web. Để tìm hiểu thêm Google đang crawling và indexing những gì? hãy đọc bài viết của chúng tôi nhé
Dưới đây là một danh sach các vấn đề mà được đưa ra trong báo cáo này:
Các mô tả meta trùng lặp/dài/ngắn
Các tag tiêu đề thiếu/trùng lặp/dài/ngắn
Nội dung không thể index đến được từ Google
Làm thế nào để nâng cấp báo cáo các cải thiện HTML cho SEO
Việc này rất đơn giản. Chỉ cần khắc phục các khu vực vấn đề mà Google đã báo cáo.
Dưới đây là một số quy tắc SEO cơ bản mà bạn nên nhận thức được:
Đảm bảo các tiêu đề nhiều nhất là có chiều dài 70 ký tự (hoặc tối đa 612 pixels trong chiều rộng).
Đảm bảo các mô tả có khoản 160-165 ký tự.
Mỗi trang phải được hỗ trợ bởi một tiêu đề và mô tả độc đáo.
Google nên crawl được tất cả các trang bạn muốn được xếp hạng trong SERPs. Hãy đảm bảo rằng các nội dung quan trọng không bị chặn bởi robots.txt hoặc .htaccess files.
Sitelinks
Các sitelinks được tự động tạo ra bởi Google. Bạn không thể thực sự thay đổi điều này bởi vì Google sử dụng thuật toán của họ để quyết định khi nào hiển thị chúng và như thế nào.
Dưới đây là cách mà các sitelinks xuất hiện trên SERPs:
Thậm chí bạn không thể thiết lập các sitelinks của mình, bạn vẫn thực hiện những điều sẽ có khả năng cải thiện chúng.
Để khuyến khích Google thêm các sitelink bên dưới URL trong SERPs, hãy tiếp tục thêm vào các nội dung liên quan, hữu ích và có ý nghĩa đến website của mình.
Khi nội dung website đạt đến khối lượng nhất định, Google sẽ tự động hiển thị các categories như các sitelinks.
Accelerated Mobile Pages (AMP)
AMP là một kỹ thuật cho phép các nhà phát triển xây dựng các trang HTML và JS tải nhanh hơn. Nó được dựa trên các thông số kỹ thuật nguồn mở.
Ý tưởng đằng sau AMP HTML là để làm cho các trang web trả lại nhanh hơn trên các thiết bị di động. Số lượng người sử dụng các thiết bị di động của họ để lên mạng đang theo số mũ. Google đã ra mắt AMP HTML để giúp các chủ sở hữu website rời đi bất cứ trang nào tải chậm cho các thiết bị di động.
Làm thế nào để tận dụng AMP cho SEO
Hãy ủng hộ công nghệ. Yêu cầu nhà phát triển web cải thiện tốc độ trên AMP, và sau đó chuyển đổi HTML thường thành AMP HTML.
Phần phụ AMP trong Google Search Console sẽ thông báo webmaster về các lỗi coding. Hãy đọc Google Webmasters Blog để có thêm chi tiết.
Phần này đi sâu hơn vào thứ hạng và báo cáo về các links đến trang Web, các từ khóa đang được xếp hạng như thế nào, các hình phạt được đặt ra bởi Google, độ thân thiện với di động…
Có rất nhiều điều trong phần này. Tôi cân nhắc nó như là phần có giá trị nhất của Google Searh Console cho dữ liệu sử dụng về SEO.
Báo cáo phân tích tìm kiếm
Báo cáo này đi sâu vào trang và cho bạn thấy trang hiện ra trong các kết quả tìm kiếm thường xuyên như thế nào.
Báo cáo này thậm chí còn hiển thị các nhấp chuột cho mỗi từ khóa, mỗi từ khóa được xếp hạng về địa lý như thế nào, tỷ lệ click-through của nó và nhiều hơn nữa. Dưới đây là một hình ảnh với mỗi category được chia thành các phần và bạn nên nâng tầm mỗi tình năng hoặc bộ lọc như thế nào để cải thiện SEO.
Số lượng các nhấp chuột cho mỗi từ khóa. Điều này sẽ giúp bạn biết được mỗi từ khóa được xếp hạng như thế nào trong các kết quả tìm kiếm và bao nhiêu nhấp chuột nó nhận được. Bạn xây dựng các backlinks, thêm/tối đa hóa nội dung, hoặc tạo ra các trang đích cụ thể để gia tăng số lượng các nhấp chuột mỗi từ khóa.
Tổng số lượng các impressions cho mỗi từ khóa. Điều này giúp bạn hiểu được làm thế nào người dùng tương tác với một từ khóa. Ví dụ, một số lượng lớn các impressions và một số lượng thấp các nhấp chuột chủ ý là tiêu đề trang hoặc mô tả không được viết tốt hoặc rằng bạn không xây dựng trong rich snippets.
CTR (tỷ lệ click-through) được báo cáo bằng tỷ lệ. Về cơ bản CTR:Tỷ lệ impressions thể hiện dưới dạng phần trăm.
Kiểm tra hộp Position nói cho bạn vị trí tìm kiếm cho mỗi từ khóa. Ví dụ, vị trí #120 nói lên điều gì? Từ khóa cụ thể được đặt trên Google SERP #12. Bạn sau đó tối ưu hóa các từ khóa và các trang trên các từ khóa bạn muốn xếp hạng cao hơn.
Bộ lọc Queries giúp bạn tìm kiếm các từ khóa cụ thể từ trong các kết quả, xem qua làm thế nào môt từ khóa được so sánh với từ khóa khác, và lọc ra các từ khóa. Công cụ bộ lọc cho một hiểu biết sâu hơn vào mỗi từ khóa. Hãy sử dụng bộ lọc này để đi sâu vào các từ khóa và cải thiện hiệu suất của những từ khóa mà đã được xếp hạng cao sẵn.
Bộ lọc Pages giúp bạn lọc ra các URLs, so sánh mộ trang với các trang khác (tuyệt vời cho thử nghiệm phân tách A/B), và phân loại ra các trang dựa theo số nhấp chuột. Sử dung tính năng này để tìm ra được các trang có hiệu suất hàng đầu, trung bình và tệ nhất và sau đó triển khai SEO để cải thiện thứ hạng của chúng.
Bộ lọc Countries sẽ có tác dụng nếu bạn đang nhắm tới một lượng khán giả toàn cầu. Tôi đã thử nghiệm điều này, dịch Quick Sprout blog ra 82 ngôn ngữ, đã thấy một số kết quả tuyệt vời. Bộ lọc này giúp bạn lọc ra hiệu suất trang theo quốc gia và so sánh thứ hạng của trang giữa hai quốc gia.
Bộ lọc Devices cho bạn thấy các thiết bị, bao gồm máy tính, máy tính bảng, và di động sử dụng để truy cập vào trang . Bạn so sánh các số liệu tìm kiếm giữa các thiết bị để có được hiểu biết nâng cao. Hãy sử dụng bộ lọc này để tối ưu hóa trang cho các thiết bị thường được sử dụng để truy cập vào website . Ví dụ, nếu các thiết bị di động làm nên phần lớn các tìm kiếm , bạn tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm người dùng trên di động và tạo ra các trang tải nhanh hơn.
Bộ lọc Search Type lọc ra các báo cáo số lượng các tìm kiếm cho web, các hình ảnh và videos. Hãy giả định rằng bạn sở hữu một triển lãm nghệ thuật nhưng được đang xếp hạng thấp trong các tìm kiếm hình ảnh. Bạn sau đó tối ưu hóa alt tags và tiêu đề hình ảnh để giúp cải thiện thứ hàng tìm kiếm hình ảnh .
Bộ lọc Dates giúp bạn thiết lập một khoảng thời gian. Bạn so sánh hiệu suất trang giữa hai thời điểm khác nhau, như bạn làm trong Google Analytics.
Links đến trang
Phần này báo cáo các website mà link đến URLs và từ khóa được sử dụng bởi phần lớn các backlinks.
Bạn có được rất nhiều hiểu biết giá trị từ báo cáo này.
Dưới đây là hai điều quan trọng nhất:
Bạn sẽ biết được liệu bạn có nên không chấp nhận các backlinks nhìn có vẻ khả nghi (các trang về dược hoặc thuốc, các trang cho người lớn, các trang ngôn ngữ nước ngoài, PBNs, các trang nội dung mỏng, các trang không liên quan có tính spam và các trang khác mà thực hành black-hat SEO).
Bạn sẽ có một cái nhìn tốt về việc ai đang link đến bạn và họ đang link đến điều gì. Thông tin này giúp bạn gia tăng số lượng và chất lượng các backlinks bằng việc nhắm đến các trang tương tự hoặc bằng việc gia tăng độ cam kết/quảng cáo trên các trang đã link sẵn đến bạn nhiều nhất.
Internal Links (Các liên kết nội bộ)
Phần này báo cáo số lượng các links bên trong dẫn đến một trang.
Đây là cách bạn sử dụng báo cáo này trong SEO:
Rất nhiều các links bên trong đến một trang thông báo với Google rằng đó là một trang quan trọng. Kết quả là trang đó xếp hạng cao hơn các trang khác cho các từ khóa trên trang đó.
Bạn nên tập trung vào việc xây dựng các links nội bộ đến các trang quan trọng mà không có bất cứ hoặc rất nhiều các links nội bộ dẫn đến chúng. Tránh việc gửi tất cả các links đến trang “about” hoặc “contact us”. Thay vào đó sử dụng các links nội bộ để làm mạnh thêm các trang sâu hơn bên trong website , ví dụ như các bài viết giàu nội dung hoặc các trang có tính thông tin.
Các trang có các links nội bộ dẫn đến chúng, nhưng đã bị xóa hoặc đặt lại tên nên được nhận dạng và chuyển hướng (sủ dụng chuyển hướng 301).
Manual Action (Tác vụ thủ công)
Báo cáo này thông báo cho bạn khi Google phạt trang cho bất cứ kỹ thuật spam hoặc black-hat nào.
Hãy nhớ rằng một “tác vụ thủ công” khá khác so với một hình phạt thuật toán. Hình phạt thuật toán là tự động và sẽ không được phản ánh trong phần này. Các hình phạt thủ công, mặt khác, nghiêm khắc hơn và yêu cầu bạn phải triển khai các hành động sâu rộng.
Sau khi khắc phục các vấn đề được báo cáo và đảm bảo trang chứa các nội dung có ý nghĩa, bạn phải đưa lên một yêu cầu cân nhắc để trang được xếp hạng trở lại trong SERPs.
Hãy đọc Các hướng dẫn chất lượng của Google để biết Google cân nhắc điều gì là webspam.
Mục tiêu quốc tế
Phần này chỉ được áp dụng nếu website đưa ra các nội dung được dịch/thay đổi cho một quốc gia hoặc nội dung theo vùng cho người dùng trên các lãnh thổ khác nhau ngoài địa điểm chính .
Ví dụ, nếu website thu hút các lượt xem từ UK, bạn sẽ muốn đưa ra một phiên bản tiếng Anh Anh cho các visitors từ khu vực đó.
Hoăc nếu bạn bán cho các khách hàn từ Pháp và Đức, bạn nên dịch website sang các ngôn ngữ khác để nhắm đến họ tốt hơn.
Trong những trường hợp như vậy, nhà phát triển web sẽ triển khai tag hreflang để thông báo cho Google đưa ra các trang phù hợp theo địa lý.
Phần Google Search Console báo cáo độ chính xác của hreflang tags. Thông tin này giúp bạn khắc phục và tối ưu hóa việc coding của mình.
Mobile Usability (Khả năng khả dụng trên di động)
Báo cáo này liệt kê ra các vấn đề mà làm website không thể đưa đến các trải nghiệm web tích cực trên các thiết bị di động.
Google báo cáo trên các yếu tố quá gần với nhau, nội dung rộng hơn màn hình, nội dung cho chế độ view post không được thiết lập và các nơi khác mà văn bản quá nhỏ để đọc.
Mọi thứ trong báo cáo này đều quan trọng. Việc tối ưu hóa cho di động là một yếu tố tác động đến thứ hạng quan trọng. Và website cần phải chuẩn bị thật tốt.
Trong cách hướng dẫn sử dụng WordPress trước đây để tưu hóa SEO, hãy khắc phục tất cả các nội dung được báo cáo và đảm bảo rằng website đưa đến một trải nghiệm tuyệt vời trên mọi thiết bị.
Phần C: Google Index
Phần này báo cáo về cách Google đang crawl và index website và từ khóa .
Trình trạng index
Tình trang index hiển thị các URLs được index bởi Google, các URls bị chặn (bởi robots.txt ) và bất cứ URLs nào bị rời đi.
Nếu bạn qua các trang mà không được index hoặc bị chặn, bạn tìm thấy điều gì đang diễn ra ở bên bạn và sửa chữa các lỗi đó.
Nếu có bất cứ vấn đề về index vào, bạn sẽ phải kiểm tra lại robots.txt file của mình hoặc nhìn vào độ chính xác của sitemap.
Content Keywords (Các từ khóa)
Phần này báo cáo về các từ khóa trong nội dung và độ quan trọng của chúng trong các kết quả tìm kiếm.
Việc đi sâu vào từng từ khóa sẽ giúp bạn hiểu được các trang hàng đầu nơi từ khóa cụ thể đó hoặc các biến thể của nó được đặt.
Báo cáo giúp bạn hiểu được các từ khóa và trang mà không được xếp hạng tốt. Các báo cáo như vậy giúp bạn tối ưu hóa nội dung của mình bằng việc giới thiệu các từ khóa và biến thể trong tiêu đề, headers, alt tags, SEO, tags và nội dung on-page.
Các tài nguyên bị chặn
Googel cần hoàn thành truy cập đến javascript, CSS, JQuery, các file hình ảnh ,… để index và trả lại các trang đúng cách.
Nếu bạn chặn Google khỏi việc truy cập bất cứ tài nguyên nào trong số đó hoặc là bằng việc không chấp nhận truy cập trong robots.txt files hoặc bằng cách khác, bạn sẽ chặn Google khỏi việc index và trả lại các trang đến người xem.
Phần này thông báo cho bạn nới các tài nguyên bị chặn được host.
Hãy bỏ chặn bất cứ điều gì cần thiết để cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm .
Rời đi các URLs
Làm thế nào để ẩn đi khỏi Google Search. Một số khu vực trong website phải được giữ riêng tư và xa khỏi các cặp mắt dòm ngó của các công cụ tìm kiếm.
Ví dụ, bạn sẽ muốn chặn các công cụ tìm kiếm khỏi việc crawl các dữ liệu riêng tư của thành viên, nội dung bên thứ ba, hoặc nội dung không có giá trị đối với người xem.
Công cụ trong phần này thông báo cho Google rằng bot của nó không được index URLs như thế. Sau khi điền vào trường “Temporarily Hide”, bạn cụ thể hóa liệu bạn muốn rời đi URL khỏi cache hoặc các kết quả tìm kiếm hoặc cả hai. Bạn thậm chí ẩn đi một cách tạm thời URLs và làm chúng index đến sau.
Việc rời đi các URLs có chứa nội dung mỏng, không giá trị và bên thứ ba thực sự cải thiện SEO , và chặn các công cụ tìm kiếm khỏi việc truy cập đến dữ liệu riêng tư của thành viên sẽ giúp bảo vệ thương hiệu .
Phần D: Crawl
Phần này báo cáo về tỷ lệ website crawl của Googlebot, các lỗi nó thu được, các thông số về sitemap, robtos,URL và công cụ Fetch as Google cần thiết.
Các lỗi crawl
Dưới đây là điều bạn sẽ thấy trong phần này:
Thời điểm cuối cùng Google crawl trang
Các lỗi máy chủ (Requested Time Out hoặc các ví dụ của việc trang bạn chặn Google)/
Các lỗi 404 nhẹ (URL không tồn tại, nhưng máy chủ không trả lại một trang 404)
URL dẫn đến một trang không tồn tại
URL chuyển hướng đến một trang không liên quan
URL bị chặn với Googlebot di động
Việc khắc phục bất cứ lỗi nào sẽ giúp cải thiện SEO .
Các phân tích crawl
Các phân tích crawl báo cáo về crawl thường nhật của Googlebot trên website, các trang được crawl đến, kilobytes được tải xuống , và thời gian cần để tải xuống một trang.
Không phải tất cả các thông tin này đều sử dụng được, nhưng có những thứ mà bạn sẽ muốn chú ý đến đấy.
Tổng thể báo cáo này cho thấy độ hoạt động của Googlebot trên website và các trang nặng hay nhẹ như thế nào.
Tôi giả địng rằng bạn đã sử dụng Page Speed Insights cho việc tinh chỉnh tốc độ tải trang và thêm vào các nội dung mới mẻ và hữu ích một cách thường xuyên. Nếu không, hãy chạy website qua thử nghiệm này và tạo nên bất cứ cải thiện nào mà nó gợi ý.
Fetch as Google
Công cụ Fetch as Google cho phép bạn thử nghiệm cách mà Google lấy URL và trả lại nó.
Dưới đây là cách sử dụng công cụ Fetch as Google:
Nhập vào URL bạn muốn Google tìm thấy
Nút Fetch kiểm tra liệu URL có kết nối và liệu công cụ có gặp phải lỗi, các chuyển hướng, hoặc bất cứ sơ hở an nình nào không. Nó kiểm tra code những không trả lại trang.
Fetch and Render lấy trang ( và kiểm tra tất cả các vấn đề được đề cập ở trên) và trả lại nó.
Bạn lấy trang cho điện thoại/máy tính/các thiết bị cầm tay và thậm chí kiểm tra XHTML/WML di động ( các ngôn ngữ máy tính siêu văn bản cũ hơn). cHTML cho di động được phần lớn sử dụng trên các điện thoại di động Nhật Bản, như bậy bạn không phải sử dụng tính năng này.
Sau khi bạn Fetch and Render một trang, bạn nên, nếu bắt buộc, đệ trình nó để Google cho việc index.
Google trả lại bất cứ tình trạng nào dưới đây:
Complete: Google thành công trong việc crawl trang .
Partial: ngụ ý rằng bạn đã chặn Google khỏi việc truy cập một số tài nguyên coding nào như JavaScript hoặc JQuery,.. Điều này nên được bỏ chặn, nếu không thì, Google không thể trả lại trang đúng cách.
Redirected: bạn thiết lập một chuyển hướng đến trang khác ( bởi vì bạn đã xóa trang hoặc vì lý do nào đó).
Not Found: Google không thể tìm thấy URL trên máy chủ
Not Authorized: Google (và các viewers khác) đã bị chặn khỏi việc truy cập URL.
Blocked: robots.txt chặn Google khỏi việc truy vập URL
Unreachable or Temporarily Unreachable: Không thể kết nối được
Errors: một số lỗi ngăn Google khỏi việc truy vập URL.
Khi nào bạn nên sử dụng Fetch as Google và đệ trình lại các trang cho việc index lại?
Sau khi khắc phục bất cứ tình trang nào được mô tả ở trên
Sau khi tối ưu hóa một trang với bản sao chép, hình ảnh và videos
Sau khi thêm vào một category/category phụ mới đến trang
Bất cứ khi nào bạn tối ưu hóa trang cho di động (chọn lựa chọn Fetch for Smartphones)
Khi bạn thay đổi sitemap.xml hoặc các robots.txt file của mình.
Khi bạn thiết lập chuyển hướng 301
Khi bạn mua một mã hóa SSL, điều này là thay đổi http thành https
Robtos.txt tester
Robots.txt file (miền.com/robots.txt) thông báo các công cụ tìm kiếm về các trang họ nên crawl (và những trang họ không nên).
Khi một crawl bot nhìn đến trang này, nó sẽ crawl bất cứ thứ gì là không bị disallow.
Ví dụ, bạn không muốn các công cụ tìm kiếm xem được CGI-BIN, đăng nhập của admin, Forgot Password, các dữ liệu riêng tư của thành viên, và một số khu vực khác trong website .
Để ngăn chặn các công cụ tìm kiếm khỏi việc truy vập những khu vực như vậy, bạn phải viết một robots.txt file.
Robots.txt Tester kiểm tra robots.txt file cua bạn và báo cáo các lỗi và các cảnh báo. Nó cũng cho phép bạn kiểm tra các trang cho bất cứ việc chặn nào.
Sitemaps
Một sitemap.xml là một phần thiết yếu của SEO. nó thông báo cho các công cụ tìm kiếm về URLs trên trang cùng với ngày tháng mà chúng được thay đổi. Nó giúp các công cụ tìm kiếm crawl và index URLs một cách hiệu quả. Ở bài viết Làm Thế Nào Tạo Ra Một XML Sitemap Trong WordPress? chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách tạo một sitemap nếu không nhớ hãy đọc lại nhé.
Phần này trong Google Search Console cho phép bạn đệ trình các sitemaps. Nó cũng thông báo cho bạn về số lượng các URLs được đệ trình và index.
Đặc biệt, công cụ giúp bạn fine-tune sitemap.xml file để đảm bảo tất cả các URLs được index.
Các thông số URL
Cảnh báo nhanh: hãy làm việc trên phần này chỉ khi nếu bạn viết cách viết code. Nếu không, bạn nên yêu cầu nhà phát triển web xử lý nó cho bạn.
Các thông số URL rất có giá trị, được nhập vào cho từng URL. ví dụ, nếu bạn sở hữu một website sản phẩm mà được bán toàn cầu, bạn thiết lập một thông số Country để phân biệt các trang mà nên được phục vụ trong các vùng địa lý khác nhau.
Phần Google Search Console này cho phép bạn nói cho Google cách xử lý các URLs.
Như tôi nói trước đây, đây là một khu vực kỹ thuật, vì vậy đừng táy máy mà không thực sự am hiểu về nó. Việc thiết lập các thông số sai hủy hoại toàn bộ công sức SEO đấy.
Phần E: các vấn đề an ninh
Các vấn đề an ninh là một mối bận tâm lớn với gần như bất cứ website nào ngày nay.
Google rất chú trọng đến vấn đề này. Bạn đã nhìn thấy các màn hình cảnh báo như thế này:
Google cũng hiển thị ra các cảnh báo này trong SERPs.
Thi thoảng, các website bị gắn cờ do bị nghi ngờ có khả năng lừa đảo.
Nếu một trang website đã bị tấn công, hacked hoặc chỉ đơn giản là yếu đuối trước các hacker, bạn sẽ phải tìm ra về nó trong phần này.
Nếu, mặt khác, bạn thấy tin nhắn này, bạn hoàn toàn an toàn.
Nếu trang bị hack thì sao?
Hãy xem qua video này nhé:
Trong các bài viết hướng dẫn sử dụng WordPress, với các trường hợp bị hack đều rất tốn thời gian để sửa chữa và tiền bạc. May mắn rằng, Google có một hướng dẫn hữu ích về quá trình này mà bạn khám phá tại đây. Và đọc thêm bài viết của chúng tôi 10 Tweak Bảo Mật WordPress Hữu Ích
Dưới đây là quá trình được tóm tắt:
Phần F: các tài nguyên khác
“Other Resources” là một tập hợp các công cụ, sự giúp đỡ và thử nghiệm của Google.s
Dưới đây là một danh sách tất cả các trang đó được tóm tắt trog Google Search Console:
Structured Data Testing Tool: sử dụng Structured Data Testing Tool để kiểm tra rằng Google phân tích cú pháp chính xác các markup dữ liệu có cấu trúc và hiển thị nó trong các kết quả tìm kiếm.
Structured Data Markup Helper: Bạn không chắc chắn làm thế nào để bắt đầu với việc thêm markup dữ liệu có cấu trúc vào HTML ? Hãy thử công cụ point-and-click này.
Email Markup Tester: xác nhận các nội dung dữ liệu có cấu trúc của một email HTML sử dụng Email Markup Tester.
Google My Business: đảm bảo rằng công việc kinh doanh sẽ nhìn tuyệt hơn trên Google Search, Maps và Google+ một cách miễn phí.
Google Merchant Center: Nơi để tải lên dữ liệu sản phẩm đến Google và làm nó có sẵn cho tìm kiếm sản phẩm trên Google và các dich vụ khác của Google.
PageSpeed Insights: Sử dụng PageSpeed Insights để tìm ra làm thế nào để làm các trang web nhanh hơn trên tất cả các thiết bị.
Custom Search: Khai thác sức mạnh của Google để tạo ra một trải nghiệm tìm kiếm tùy chỉnh cho website của chính bạn.
Google Domains: tìm một tên miền và xây dựng một website với Google Domain
Webmaster Academy: học về cách tạo ra một website tuyệt với vời nội dung giá trị và làm nó được tìm thấy trong Google Search.
Tôi coi tất cả các tài nguyên này đều hữu ích những không thiết yếu.
Đừng cảm thấy bạn phải dành ra rất nhiều thời gian cho mỗi tài nguyên đó. Ví dụ, nếu bạn không bán bất cứ sản phẩm nào trên website của mình, thì bạn không cần phải xem đến “Google Merchant Center”. Chọn một cái tốt nhất cho công việc kinh doanh và SEO, và tập trung vào những điều đó.
Dưới dây là bốn gợi ý chính của tôi theo thứ tự về độ quan trọng:
PageSpeed Insights: sử dụng công cụ này để cải thiện thời gian tải trang và tạo nên một sự cải thiện ngay lập tức trong SEO.
Google My Business: nếu bạn chạy một shop địa phương, hãy xem qua điều này. Nó rất cần thiết.
Structured Data Helper: một khi bạn đã làm chủ những điều cơ bản về SEO, hãy di chuyển đên dữ liệu có cấu trúc để cải thiện tốt hơn website của mình.
Webmaster Academy: bạn không bao giờ được coi là học quá nhiều về SEO, đúng không?
Kết luận
Nếu bạn đã đọc qua bài viết này, bạn sẽ biết nhiều hơn về Google Search Console hơn phần lớn mọi người trên hành tinh này rồi. Thậm chí còn tốt hơn, ban sử dụng thông tin này để cải thiện SEO của bạn, website của bạn và công việc kinh doanh của bạn nữa.
Google Search Console là một công cụ hiệu quả mạnh mẽ, và bạn càng biết dược nhiều về cách sử dụng nó, bạn càng trở thành một SEO tốt hơn. Vậy bạn nghĩ gì, bạn có định bắt đầu sử dụng nó để cải thiện thứ hạng của mình không?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét